Quy định xây dựng ccmn được đưa ra rất chi tiết, rõ ràng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới đây là những thông tin tin tức 76 chi tiết về quy định này các chủ công trình cần nắm được.
Chung cư mini là gì?
Trước khi tìm hiểu về quy định xây dựng ccmn, bạn cần phải hiểu chung cư mini là gì. Hiện nay có rất nhiều quan điểm về loại hình nhà ở này. Có người cho rằng chung cư mini là nhà ở riêng lẻ nhưng có quan điểm cho rằng nó là một dạng chung cư.
Hiện không có quy định về chung cư mini và khái niệm về chung cư mini lần đầu tiên được nhắc đến tại phụ lục A, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về việc phân loại và phân cấp công trình xây dựng.
Dựa theo quy chuẩn này, chung cư mini là loại nhà chung cư (bao gồm chung cư cao tầng, chung cư thấp tầng, chung cư hỗn hợp và chung cư mini). Sau đó, Quyết định 24/2014/QĐ-UBND đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra quy định. Trong đó tại Điều 22 quy định xây dựng ccmn như sau:
“Nhà chung cư mini là nhà ở hộ gia đình, cá nhân xây dựng có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín (có phòng riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng, diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ tối thiểu là 30m2 và đáp ứng các quy định về nhà chung cư theo quy định tại điều 70 Luật Nhà ở)”.
Tuy nhiên khái niệm này không còn tồn tại khi Luật Nhà ở năm 2014 được ban hành. Quy chuẩn QCVN 03:2012/BXD đã bị bãi bỏ và Thành phố Hà Nội đã đưa ra Quyết định 24/2014/QĐ-UBND với khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014 như sau:
“Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.”
Như vậy có thể hiểu chung cư mini là một tòa nhà có 2 tầng trở lên, xây dựng với diện tích nhỏ và chia thành nhiều căn hộ với diện tích nhỏ hơn chung cư nhà ở thông thường.

Quy định xây dựng ccmn mới nhất 2023
Theo quy định xây dựng ccmn của Điều 89 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi 2020, các công trình xây dựng phải được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và dưới đây là những điều kiện để chung cư mini được cấp phép xây dựng:
Điều kiện cấp phép xây dựng chung cư mini
Chủ đầu tư của các chung cư mini cần đảm bảo các điều kiện được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ như sau:
- Đảm bảo mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt theo quy hoạch sử dụng đất cũng như quy chế quản lý kiến trước có cấp phép được thẩm quyền ban hành.
- Công trình nhà ở phải đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ và công trình lân cận. Đồng thời quy định xây dựng ccmn còn yêu cầu về an toàn hạ tầng kỹ thuật và môi trường.
- Đảm bảo hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, năng lượng, đê điều, giao thông và các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử.
- Quy định xây dựng ccmn về khoảng cách an toàn với các công trình dễ cháy nổ, độc hại và những công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh.
- Thiết kế chung cư mini phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014.
- Phải có hồ sơ về việc đề nghị cấp phép xây dựng đúng và đầy đủ theo pháp luật xây dựng.
Điều kiện cơ bản để chung cư mini được cấp phép xây dựng bao gồm các điều kiện về thiết kế, mục đích sử dụng, hồ sơ cấp phép và việc đảm bảo an toàn cho những đối tượng liên quan. Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà việc cấp phép dựa theo quy định xây dựng ccmn có được cơ quan thẩm quyền chấp thuận hay không.

Quy định xây dựng ccmn về yêu cầu phòng cháy chữa cháy
Bên cạnh những điều kiện trên, để được cấp phép xây dựng chung cư mini cần phải đảm bảo vấn đề phòng cháy chữa cháy theo Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Với nhà chung cư cao dưới 5 tầng với khối tích dưới 5000m3 có quy định xây dựng ccmn cụ thể:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo và sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn đúng quy chuẩn. Ngoài ra phải có phương án chữa cháy được tổ chức có thẩm quyền phê duyệt.
- Hệ thống điện, chống sét, thiết bị sử dụng điện, việc dùng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn.
- Phải có hệ thống cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ cho công tác chữa cháy, giao thông, hệ thống báo cháy, ngăn khói, ngăn cháy và thoát nạn đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
- Có sự phân công và quy định nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy. Những người thực hiện nhiệm vụ này phải được huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ.
Còn với chung cư 7 tầng trở lên, ngoài những yêu cầu trên phải có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế cũng như văn bản thẩm duyệt thiết kế. Đồng thời có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về công tác phòng cháy chữa cháy.

Quy định xây dựng ccmn về thủ tục xin giấy phép
Sau khi đã đáp ứng được những điều kiện, quy định xây dựng ccmn bên trên. Chủ công trình cần tiến hành thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng.
Xem thêm: 03 cách kiểm tra pháp lý bất động sản hiệu quả
Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng chung cư mini cần bao gồm những loại giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị cấp phép xây dựng
- Bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất đúng với quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản sao của hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế thi công công trình xây dựng đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. Mỗi bộ bao gồm:
- Bản vẽ về tổng mặt bằng dự án hoặc tổng mặt bằng của từng giai đoạn xây dựng tỷ lệ 1/100 – 1/500.
- Bản vẽ mặt bằng từng công trình trên lô đất xây dựng theo tỷ lệ 1/100 – 1/500 kèm theo đó là sơ đồ vị trí công trình.
- Bản vẽ các mặt cắt chính và mặt đứng của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 của công trình cùng với sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, cấp điện, thông tin liên lạc tỉ lệ 1/50 – 1/200.

Quy định xây dựng ccnm về trình tự thực hiện
Các bước xin giấy phép xây dựng chung cư mini theo Điều 102 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư cần nộp 2 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và ghi giấy biên nhận với những trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định xây dựng ccmn. Hoặc hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ với trường hợp không hợp lệ.
Hồ sơ của bạn sẽ được tiếp nhận và trong 7 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng các yêu cầu, trong 5 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo văn bản cho chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn không đạt yêu cầu theo thông báo, trong thời gian 3 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi lý do không cấp phép đến chủ đầu tư.
Bước 3: Bạn sẽ đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí. Nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ có đóng dấu.
Trên đây là những thông tin chi tiết về quy định xây dựng ccmn mới nhất hiện nay. Hy vọng với chia sẻ trong bài viết bạn có thể vận dụng kiến thức bất động sản này trong công việc và cuộc sống của mình.