2.2. Trường hợp thai ngoài tử cung vỡ
Nhiều trường hợp sản phụ có thai ngoài tử cung nhưng không biết, đến khi túi thai vỡ mới nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Bạn đang đọc: Thai ngoài tử cung có thể phát hiện vào tuần thứ mấy?
Khi thai ngoài tử cung vỡ, ngoài các triệu chứng của thai ngoài tử cung chưa vỡ (đau bụng, chảy máu âm đạo, trễ kinh), người bệnh còn thấy đau bụng dữ dội, toát mồ hôi hột, mặt tái nhợt, khát nước, khó thở, chân tay bủn rủn, mạch nhanh, nhẹ, huyết áp tụt thấp, có thể kiệt sức và ngất đi. Nguyên nhân là do thai ngoài tử cung vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Lúc này, sản phụ cần được phẫu thuật ngay lập tức, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy, thai ngoài tử cung hoàn toàn có thể phát hiện rất sớm. Ngay khi có những tín hiệu mang thai, bạn cần đến những cơ sở y tế để kiểm tra vị trí làm tổ của túi thai. Trường hợp có thai ngoài tử cung cần được điều trị càng sớm càng tốt .
Thai ngoài tử cung thường được phát hiện khá sớm, ở tuần thứ 4 – 5 của thai kỳ. Vì vậy việc khám thai lần đầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa, giảm các biến chứng khi bị thai ngoài tử cung. Giai đoạn 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thời kỳ mang thai. Để mẹ và bé được khoẻ mạnh, ngoài việc khám thai lần đầu sản phụ cần lưu ý những vấn đề sau:
Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.
Source: https://tintuc76.com
Category: Sức Khỏe